🌿 Nhà 𝐓𝐓𝐒 - Chính thức ra mắt Sách
“Thưởng Văn 12” Tập 04 ❤
Bên vết chữ hằn in nơi những cánh thư em từng được nhận, có cánh thư nào mang ánh sáng soi chiếu, mang dòng chảy nhẹ nhàng tưới tắm hạt mầm trong em lớn lên không? Từ mặn chát, đắng cay, tanh nồng của cuộc đời, hạt mầm của chị em mình đã kiên cường nảy nở và vươn tỏa qua mỗi bình minh. Vậy mà, có đôi lúc, chị em mình lại thật chênh vênh khi soi bóng mình trong dòng chảy ước mơ, thấy mong cầu sao mênh mang, vô định và khó chạm tới quá đỗi, đúng không các em? Nhưng các em này, giữa những năm tháng tuổi trẻ hôm nay, chị mong rằng lửa của quyết tâm trong lòng các em sẽ luôn cháy bừng - một ngọn lửa mang sức mạnh của vầng dương khác biệt và độc đáo sẽ giúp các em soi tỏ chặng đường mình đang đi, hằn lên trang kí ức của cuộc đời những thành tựu, những mục tiêu được hoàn thành tròn vẹn, đúng nghĩa nhất. Hôm nay, trong một cánh thư dài của “Thưởng Văn 12” Tập 04, chị muốn được cùng các em trải lòng mình qua những con chữ thanh xuân, những câu chữ chở mang tiếng hoan ca và niềm reo vui cho câu chuyện vui vầy, đầm ấm; những câu chữ chở nặng ân tình, niềm thương nỗi nhớ xót xa nơi câu chuyện của kí ức mà từng áng văn, vần thơ đã kể về. Đồng thời, trên hành trình này, chị em mình cũng sẽ cùng vẽ nên một “bản đồ” cho trang giấy trắng của cuộc đời, của bài văn mà mình đang có, TTS-ER nhé!
Quyển sách “Thưởng Văn 12” Tập 04 là tập hợp 102 dẫn chứng - liên hệ sáng tạo, mở rộng cho bài văn Nghị luận văn học do Chị giáo Võ Phạm Trúc Linh - Nhà Thưởng Thức Sách biên soạn, giúp các em phát huy cá tính sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ trong đa dạng các khía cạnh từ những tác phẩm trọng tâm được học trong chương trình Ngữ Văn 12 và cùng các em hoàn thiện bài văn trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT QG). Quyển sách “có một không hai” của Nhà Thưởng Thức Sách là cánh thư trao gửi những điều đặc biệt đến khác biệt trong từng câu chữ, từng mở rộng từ các tác phẩm văn học Việt Nam đến các tác phẩm văn học nước ngoài, hỗ trợ các em thể hiện sự sáng tạo và tạo nên một hành trình “độc bắc lưu” riêng biệt và độc đáo cho bài thi Ngữ Văn của mình.Từ quá trình nắm vững kiến thức cơ bản của từng tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 12, các em có thể phát triển văn phong, sự sáng tạo của mình bằng quá trình đọc, tìm hiểu, ghi chú, chắt lọc và vận dụng từ 102 liên hệ sáng tạo được viết thành đoạn dẫn hoàn chỉnh trong quyển sách này. Các em cần đọc thật kĩ càng, chỉn chu, xem phần diễn đạt được gợi ý là phần câu chữ để tham khảo thêm và cần tập trung cảm nhận, học cách luyện tập từ những dẫn chứng được gợi ý để phát huy lối văn của mình, tránh rơi vào tình trạng học văn mẫu, rập khuôn theo lối diễn đạt trong sách mà đánh mất chất riêng của bản thân. Mỗi quyển sách của Nhà Thưởng Thức Sách ra đời đều mong muốn cùng các em TTS-ER hoàn thiện mình, ưu tú hơn bản thân của ngày hôm qua bằng hành trình mở rộng chân trời hiểu biết, trau dồi và không ngừng đào xới chính mình qua từng câu chữ mình được đọc. Vì thế, chị mong rằng các em TTS-ER sẽ xem quyển sách là một người bạn đồng hành của mình, cùng các em “nói” về những giấc mơ vuông tròn đẹp đẽ từ muôn vàn cánh thư văn chương được trao gửi, các em nhé. ❤
🌿 Một chút đặc biệt trong Thưởng Văn 12 Tập 04 ❤
[...]
🌿NẾU CÓ THỂ GỬI MỘT LÁ THƯ CHO BAO CUỘC ĐỜI ĐÃ HÓA VÀO NÚI SÔNG TA, BẠN SẼ VIẾT NHỮNG ĐIỀU GÌ? <3Nhà văn Thạch Lam từng tâm sự về nhiệm vụ mở đường và sứ mệnh của văn chương: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Hóa một cánh chim thiên di qua từng trang chữ giữa cuộc đời trong suốt chặng hành trình tuổi trẻ, ta đã bao lần nghẹn ngào khi chứng kiến những hình hài, những câu chuyện đời, những số phận chưa thể hạnh phúc, trọn vẹn và như ý. Nhưng cũng qua câu chữ, người đọc lại càng nhận thức sâu rõ về cuộc sống mà mình đang có - một cuộc sống được dựng xây từ vô vàn mất mát - hi sinh của cha ông ta. Khi Nguyễn Khoa Điềm viết về Đất Nước trong lời cảm thán: “Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”, ta lại tưởng như mình muốn được gặp bà cụ ở Trang viên Cây Dương trên trang sách “Mùa thu của cây dương” của nữ nhà văn Kazumi Yumoto. Đó là một bà cụ đã chọn nhận việc “chuyển thư đến thế giới bên kia khi bà chết” - một công việc, một sứ mệnh kì diệu và lạ thường đã ủi an và chữa lành bao tâm hồn thương tổn, mất mát của người ở lại khi mất đi người thân yêu. Bà cụ từng hứa sẽ giúp cô bé Chiaki bảy tuổi gửi thư cho người bố đã mất, từ đó, từng lá thư gửi bố của Chiaki vẫn đều đặn được cất giữ vào ngăn kéo của chiếc tủ bí mật - chiếc tủ chứa đựng những lá thư chờ được gửi đến một thế giới khác. Câu chuyện ấy vẫn đọng lại trong tâm trí tôi bởi câu hỏi “Phải chăng bất kỳ ai đó chết đi cũng là vì người khác, vì điều gì đó...?”, để rồi khi đọc những dòng thơ xanh ngát đầy trân trọng của Nguyễn Khoa Điềm về “những cuộc đời đã hóa núi sông ta”, tôi lại nghĩ về bà cụ trong “Mùa thu của cây dương”, bàn tay khẽ cầm chiếc bút và bắt đầu những dòng thư gửi đến “những cuộc đời” ấy. Nếu được viết một bức thư để cất giữ trong ngăn kéo của bà cụ, bạn sẽ viết những điều gì dành cho những người can trường đã gửi cuộc đời vào núi sông - những người đã “đi và chẳng cần chần chừ, suy tính”, đã “gửi lại phía sau lưng mình tuổi thơ và cả những người thân yêu nhất…”? Nhưng như một đoạn xúc cảm trong trang Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc: “Kỷ niệm trong lành quá khiến ta muốn đầm mình trong dĩ vãng, ta muốn quay về tô đậm cho những gì tốt đẹp và xoa dịu những vết thương còn rỉ máu… “Người ta không sống bằng kỷ niệm”… Chỉ nên để kỷ niệm thoáng qua, đánh thức trong ý nghĩ lòng ham muốn sống say sưa ở hôm nay và xây dựng toà lâu đài kỳ vĩ cho hôm mai… Song đã mấy ai thế. Dẫu hôm qua sống thờ ơ và bình thản, thời gian trôi, khoác lên quá khứ tấm long bào, khiến nó trở nên rực rỡ. Con người vẫn bị đánh lừa và thương tiếc những gì đã mất đi”. Ta không thể gặp được cụ bà ở Trang viên Cây Dương để gửi gắm lá thư của mình cho “những cuộc đời” đã nằm xuống vì đồng bào, vì Tổ quốc; ta chỉ có thể nhìn ở hiện tại và tương lai để “lòng ham muốn sống say sưa ở hôm nay” giúp ta sống hết lòng với những điều đẹp đẽ mình đang có, nỗ lực phấn đấu và cống hiến hết mình cho cuộc đời; để “xây dựng tòa lâu đài kỳ vĩ cho hôm mai”, hướng đến tương lai bằng niềm tin tưởng, bằng sức mạnh ý chí và quyết tâm của mình. Chỉ có như thế, ta mới có thể xứng đáng với những cuộc đời của ông cha đã hòa vào sông núi, tạo nên một đất nước Độc lập - Tự do và Hạnh phúc của hôm nay. Bởi như lời tâm sự của chính nhà thơ “Đất Nước”: “Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. Lòng ta đã “được thêm trong sạch và phong phú hơn” khi đằm sâu trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm, trong câu chuyện về những lá thư chỉ gửi được một chiều nơi “Mùa thu của cây dương”, trong những trang Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi” vẫn luôn cuộn ta vào vẻ đẹp lộng lẫy của lòng yêu nước, của lý tưởng tuổi trẻ mà ta đang có…
🌿MỖI CHÚNG TA CÓ LÀ NHỮNG CHÚ SƯ TỬ BẠC, MANG MÀU SẮC VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA RIÊNG MÌNH VẪN HẾT LÒNG VỚI NHỮNG YÊU THƯƠNG TRONG CUỘC ĐỜI? <3
Được mệnh danh là “Murakami nữ” của nền văn học Nhật Bản hiện đại, tác giả Ekuni Kaori đã chinh phục người đọc bằng lối viết “súc tích, thuần chất và hàm triết” trong tác phẩm “Lấp lánh” của mình - một tác phẩm đong đầy những nỗi u buồn êm dịu, những ngang trái éo le và sự tựa nương lẫn nhau, song hành bên nhau nơi những con người lạc lõng giữa cuộc đời. Quyển sách “Lấp lánh” xoay vòng bởi mối quan hệ lưng chừng giữa tình yêu, tình bạn của ba nhân vật: Mutsuki, Shoko và Kon - họ đều mang lấy những nỗi niềm của riêng mình, không thể trốn chạy cũng không thể dứt bỏ. Len lỏi trong câu chữ tinh tế của Ekuni Kaori, độc giả vương vấn về “chuyện sư tử bạc” - truyền thuyết mà Shoko đã kể cho Mutsuki nghe. “Theo lời kể của Shoko, cứ mấy chục năm một lần, ở đâu đó trên trái đất sẽ có nhiều chú sư tử trắng được sinh ra cùng một lúc. Nghe đâu chỉ là do sắc tố quá nhạt nên chúng bị những con khác trong đàn hắt hủi, và không biết tự lúc nào chúng dần dần biến mất khỏi bầy”; “chúng là những con sư tử có phép thuật. Chúng rời khỏi bầy đàn, tới một nơi nào đó và lập ra cộng đồng riêng của chúng. Chúng ăn cỏ. [...] Người ta kể rằng lũ sư tử đứng trên những tảng đá, bờm của chúng vờn bay theo gió có màu trắng hay đúng hơn là màu bạc đẹp tuyệt vời”. Câu chuyện về những con sư tử bạc khác thường ấy khiến tôi hình dung về câu chuyện đời của mỗi con người giữa đời sống nhiều dị biệt và cũng nhiều khác lạ vẫn đang trôi qua trong ta mỗi ngày. Và tôi nghĩ, cũng giống như những chú sư tử bạc lạc giữa bầy đàn, lạc giữa một cuộc sống bình thường, cả thị và Tràng trong “Vợ nhặt” đều chọn nương vào nhau, cảm thông và bao dung cho sự khác biệt, cho những điều chưa hoàn chỉnh trong cuộc sống của nhau. Mỗi người, ai cũng có thể là chú sư tử bạc ấy - lạc lõng, đơn độc và khác biệt, nhưng ai rồi cũng sẽ tìm thấy yêu thương, sự đồng hành và hạnh phúc trong cuộc đời hữu hạn của mình khi ta kiên trì giữ lấy những khao khát, nuôi dưỡng những mong mỏi, đón nhận nhau bằng trọn vẹn bao dung mà mình có thể. Đó phải chăng cũng là cách Tràng và người vợ nhặt nương náu trong mái ấm có nhau để bước tiếp giữa mênh mông cuộc đời, tỏa sáng như một thông điệp ý nghĩa ở cuối quyển sách “Lấp lánh”: “Cuộc sống bất an, toàn những ngõ cụt, chẳng biết khi nào sẽ đổ vỡ. Cuộc sống được tạo nên chỉ bằng tình yêu thương lẫn nhau” (Lấp lánh, Ekuni Kaori)?.
🌿 TRƯỚC SỰ Ồ ẠT CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG MINH ĐANG DẦN CHI PHỐI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI, NHỮNG TRANG SÁCH - NHỮNG ÁNG VĂN VẪN RIÊNG MỘT SỨ MỆNH CAO ĐẸP TRONG HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN MỖI CHÚNG TA <3
Trĩu nặng tâm tư, vụn vỡ cõi lòng, văn học và những câu chữ đẹp đẽ hay xót buốt của nó đã ùa vào lòng người những xúc cảm khó quên, đong đầy bao điều ý nghĩa, bao dư vị lắng sâu. Vì thế, những áng văn, những quyển sách, những “biển chữ” ập ào vào cuộc đời càng khiến ta nhìn nhận rõ nét hơn về cuộc sống, cảm thấu sâu sắc hơn về con người đa diện đa thanh. Theo guồng quay của cuộc sống hiện đại không ngừng thay đổi, không ngừng tiến lên, người đọc vẫn tự hỏi về sứ mệnh của văn chương, của những trang sách trong cuộc đời, để rồi qua những lần tự vấn ấy lại nảy nở trong ta một niềm hy vọng về sự tiếp nối, sự tỏa lan của câu chữ trong dòng chảy vô thường mà con người phải đi qua. Còn nhớ lời lí giải trong cuốn “451 độ F” - một tiểu thuyết giả tưởng đã “tiên tri” những điều đang hình thành trong xã hội hiện nay, một tác phẩm mạnh mẽ tuyên chiến với một xã hội bị chi phối bởi công nghệ của tác giả Ray Bradbury: “Giờ thì anh hiểu tại sao người ta ghét và sợ sách chưa? Chúng cho thấy những lỗ chân lông trên khuôn mặt cuộc đời. Những người ưa thoải mái chỉ muốn những khuôn mặt tròn xoay bóng như sáp, không có lỗ chân lông, không có lông, không có biểu cảm. Chúng ta đang sống ở cái thời mà hoa chỉ muốn mọc trên hoa, chứ không muốn mọc từ mưa nhuần và đất mùn đen. Kể cả pháo hoa, dẫu đẹp là thế, cũng là từ những hóa chất của trái đất. Thế mà chẳng hiểu sao, ta cứ nghĩ rằng ta có thể lớn lên, nhờ hoa nhờ pháo, mà không cần phải hoàn tất cái quy trình quay trở lại thực tại”. Tại “451 độ F”, ta nhìn thấy những câu chữ, những trang sách và áng văn đang dần trên bờ vực tuyệt chủng; xã hội trong tác phẩm là một xã hội đang cuống cuồng chạy theo những điều nông cạn, thiển cận và ruồng rẫy tri thức trong câu chuyện của nhân vật chính Guy Montag - một lính phóng hỏa chuyên phun ra dầu hỏa để thiêu rụi những ngôi nhà đang tàng trữ sách. Vì vậy, câu chuyện được xây dựng trong “451 độ F” đã khiến ta - những con người hôm nay nhận thức rõ hơn về sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có đang khiến ta lãng quên dần những câu chữ, những quyển sách, những giá trị tri thức, văn hóa đáng quý đã hiện diện suốt bao thế kỉ nơi trang văn làm đẹp cho đời ấy? Qua đó, ta cũng thầm cảm nhận sâu hơn về những vần thơ, áng văn mà mình đã thấu suốt, đã đắm chìm say sưa trong năm tháng tuổi xanh hôm nay. Vì bởi trong mỗi câu chữ ấy đều chứa đựng những bài học, thông điệp giá trị, qua từng “lỗ chân lông trên khuôn mặt cuộc đời” để nói với ta về hiện thực đời sống, về hành trình hoàn thiện của con người khi hoa mọc lên từ “mưa nhuần và đất mùn đen” - khi con người vươn lên từ khó khăn, thử thách và có lòng kiên trì đến tận cùng.
❤
🌿 Mong rằng TTS-ER 2k6 sẽ cùng chị làm nên một hành trình tuyệt vời và trọn vẹn, nỗ lực hết mình trong Khóa học Chuyên sâu 5 tháng đặc biệt dành cho 2k6 của Nhà TTS nhé.🌿 Các em đăng kí Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 5 tháng đặc biệt cho 2k6 của TTS có thể ib trực tiếp cho Fanpage Thưởng Thức Sách hoặc nhắn với chị Linh TTS ở đây:🌿 Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách ❤